Mực khô là món ăn yêu thích của nhiều người bởi ai đã từng thưởng thức qua rồi sẽ ấn tượng mùi thơm nức mũi, thớ thịt dai ngon ngọt mà lại giàu giá trị dinh dưỡng. Đặc sản đến từ miền biển này dễ dàng chế biến nhanh gọn, không quá cầu kì có ngay món ăn ngon để chiêu đãi khách hay lai rai nhâm nhi cùng li bia đều hợp lí.
Vậy làm thế nào để bảo quản mực khô sử dụng lâu dài mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của mực? Nếu mực khô bị mốc có ăn được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ mách vài mẹo hay giúp bạn nhận ra mực bị mốc cùng cách bảo quản mực khô đúng chuẩn nhất nhé!
Mục lục:
Nguyên nhân làm cho mực khô bị mốc
Mực khô bị mốc xuất phát từ nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do việc bạn bảo quản không đúng cách. Khi bạn để quên mực khô ở ngoài nhiệt độ phòng trong vòng 1 tuần là sẽ bị mốc ngay, bao bọc sơ sài hoặc bỏ mực vào những nơi có độ ẩm cao chẳng hạn như ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài đều tạo điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển.
Nếu đã quan tâm mực khô bị mốc có ăn được không thì các nguyên nhân tác động để làm mực bị mốc cũng là điều bạn cần biết để có thể hạn chế tình trạng này xảy ra. Do đặc thù thời tiết ở nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mực khô dễ bị mốc. Đặc trưng nổi bật nhất của khí hậu này là có độ ẩm khá cao trong không khí cho nên việc bảo quản mực khô tại nhà của bạn sẽ gặp nhiều ảnh hưởng nhất định.
Mặt khác, việc bạn mua phải mực khô kém chất lượng, quá trình làm mực không được phơi khô theo đúng quy trình, mực phơi không đủ nắng, sản phẩm được bày bán một cách trôi nổi ngoài thị trường thường không được hút chân không, đóng gói sơ sài nên dễ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài hay quá trình vận chuyển chưa bảo đảm vệ sinh làm mực khô mốc lên nhanh chóng.
Cùng với đó, mực khô cũ để quá lâu ngày tại các cửa hàng, bán không hết trong thời gian ngắn cho nên khi bạn chỉ vừa mới mua về, chưa kịp sử dụng hết đã bị mốc ghé thăm. Hơn thế, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vì lòng tham lợi nhuận đánh đổi sức khỏe người tiêu dùng bằng cách sử dụng thêm chất phụ gia để mực khô không bị mốc hoặc rửa sạch mực đã mốc, đem phơi nắng rồi tiếp tục bán ra thị trường.
Vì thế, bạn cần phải tỉnh táo và lựa chọn tìm mua địa chỉ mực khô tại nơi uy tín, chất lượng đảm bảo, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì càng tốt, chẳng hạn như mực khô Cô Tô tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến vừa ngon vừa đảm bảo chất lượng mà giá cả phải chăng
Mực khô bị mốc có ăn được không?
Nhiều bạn băn khoăn khi gặp tình trạng mực khô bị mốc có ăn được không? Dù biết rằng đây là loại hải sản khô có giá thành khá cao cũng như giàu chất dinh dưỡng nên nhiều người sẽ rất tiếc và ngại vứt đi khi nó bị mốc mà muốn có cách xử lý để có thể dùng được.
Một lời khuyên chân thành đó chính là mực khô khi đã bị mốc dù là chỉ xuất hiện đốm đen nhỏ nhất bạn cũng nên bỏ đi. Nhiều người lầm tưởng có thể sử dụng được khi sản phẩm chỉ mốc nhẹ, bởi nhìn vào bằng mắt thường bạn sẽ khó thấy được vi khuẩn mốc đã lây lan chỗ khác khiến ai ăn phải đầu dễ gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn phải hiểu rõ rằng mực khô bị mốc đen, mốc xanh do bảo quản không đúng cách đã ngấm hết độc tố vào bên trong thực phẩm. Dù bạn có xử lí bằng cách cạo rửa sạch với nước sôi, nhúng dấm axit axetic 5% rồi đem phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời chỉ có tác dụng hút ẩm và làm mực khô đi. Vi khuẩn mốc sống rất bền vững trong nền nhiệt độ cao vì thế bạn xử lí tốt đến đâu cũng không thể nào loại bỏ hẳn được nấm mốc cứng đầu.
Trong mực khô bị mốc sẽ tiết ra chất aflatoxin thường gây rối loạn tiêu hóa, trường hợp nặng hơn gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nguồn cơn dẫn đến căn bệnh ung thư gan. Do đó, mực khô bị mốc bạn đừng tiếc nên mạnh dạn thẳng tay mà vứt đi, không chỉ riêng mực khô bị mốc mà các loại thực phẩm khác bạn cũng tuyệt đối không nên chế biến lại để sử dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của mình.
Các dấu hiệu nhận biết mực khô bị mốc
Mực khô bị mốc là do sự hoạt động của các vi khuẩn, nấm trên bề mặt mực làm biến đổi chất bên trong tiết ra độc tố gây hại sức khỏe khi ăn phải. Bạn có thể nhận biết mực khô bị mốc qua nhiều dấu hiệu cơ bản bằng các giác quan thông thường.
Nhìn trực tiếp bằng mắt thường, bạn sẽ thấy rõ những đốm chấm đen li ti xuất hiện dọc thân mực, râu mực là dấu hiệu ban đầu đặc trưng của nấm mốc. Dần dần, mực khô mốc nặng hơn sẽ có mật độ trải dày đặc trên toàn thân mực với những mảng to xanh đen trên bề mặt mực.
Bạn có thể nhận diện qua xúc giác bằng cách dùng tay sờ vào trực tiếp mực khô sẽ cảm nhận được. Đối với mực khô ngon sẽ đọng lại lớp phấn mỏng như bụi rơi vào tay bạn, chúng dễ dàng bị thổi bay. Ngược lại, mực khô bị mốc có lớp trắng bên ngoài dày, sờ tay vào cảm giác dính nhớp, ướt khó chịu, thổi không bay.
Ngoài ra, bạn dễ dàng dùng mũi nhận diện mực khô bị mốc thông qua mùi thơm đặc trưng của mực ban đầu đã bị mất đi. Thay vào đó, bạn sẽ cảm nhận mùi tanh nồng lấn chiếm, mùi hắc khá khó chịu xộc thẳng trực diện lên mũi. Nếu chẳng may, bạn ăn phải mực khô bị mốc cảm nhận ngay vị đắng nghét khác hẳn sự ngon ngọt vốn có của mực.
> Xem thêm:
Cách bảo quản mực khô để không bị mốc
Chắc hẳn, bạn đã hiểu mực khô bị mốc có ăn được không và xử lí tốt nhất thế nào khi gặp tình trạng đó. Mực khô rất dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Do đó, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ đến bạn cách bảo quản chuẩn nhất thông qua 2 trường hợp cụ thể như sau:
Bảo quản mực khô ở nhiệt độ thường
Đối với trường hợp mực khô vận chuyển trên đường sẽ không có tủ lạnh để bảo quản. Vì thế, khi sản phẩm tới tay bạn nên biết cách giữ hương thơm lâu hơn cũng như chất lượng mực khô bằng cách gói chúng vào bọc kín trong túi ni lông hoặc 2 – 3 lớp giấy ăn. Bạn tránh sử dụng giấy báo vì mực in có thể gây hại đến sức khỏe.
Sau đó, bạn đặt mực khô ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và chỗ có độ ẩm ướt. Cứ khoảng 3 ngày, bạn đem ra phơi nắng 1 lần trong vòng 15 phút, việc làm này vừa giúp mực luôn khô ráo đảm bảo hương vị thơm ngon vừa ngăn ngừa vi khuẩn nấm mốc sinh sôi. Cuối cùng, bạn gói mực lại thật chắc chắn và để vào vị trí cũ.
Bảo quản mực khô trong tủ lạnh
Mực khô khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần phải lưu ý rằng nếu để trong ngăn mát thời gian dài sẽ gây mực khô cứng lại vì chúng bị mất hơi ẩm, ăn vào không còn ngon nữa. Ngược lại, bạn bảo quản ngăn đông sẽ giữ được độ dẻo dai, hương vị ban đầu, không làm chúng đông cứng lại. Tuy vậy, bạn chỉ nên bảo quản ngăn đông tối đa trong vòng 4 tháng. Do đó, bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình mua số lượng đủ dùng thôi nhé!
Các bước bảo quản mực khô trong ngăn đông tủ lạnh đúng chuẩn nhất, bạn nên làm theo trình tự lần lượt như sau:
Bước 1: Bạn bọc mực khô thật kĩ bằng 2 – 3 lớp giấy ăn.
Bước 2: Bạn quấn thêm bên ngoài 2 lớp ni lông, bịt kín 2 đầu để mùi của mực không bị thoát ra ngoài nhiều vừa gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác trong tủ lạnh vừa lưu giữ được mùi thơm đặc trưng lâu hơn.
Bước 3: Bạn để mực đã gói hoàn chỉnh vào ngăn đông tủ lạnh. Bạn tránh để chung ngăn với các loại hải sản tươi sống khác, chỉ nên để vào ngăn đông chuyên biệt cho hải sản khô.
Chắc hẳn bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời chuẩn xác về mực khô bị mốc có ăn được không? Chất lượng mực khô phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn bảo quản đúng cách. Vì thế, bạn muốn có một món ăn thơm ngon đảm bảo sức khỏe thì nên sử dụng và chế biến mực khô ngay sau khi mua về, tránh tình trạng để quá lâu. Ngoài ra, chúng tôi đã chia sẻ vài thông tin hữu ích về cách bảo quản mực khô chuẩn nhất tại nhà nhằm giảm thiểu rủi ro bị mốc thường hay gặp ở các loại hải sản khô biển. Hi vọng bài viết trên chúng sẽ thật bổ ích và hữu dụng dành cho bạn!